Slider 1
Slider 1
[Hộ Niệm]: Lâm Chung Tâm Không Điên Đảo Là Nhờ Sức Phật.
[Hộ Niệm]: Lâm Chung Tâm Không Điên Đảo Là Nhờ Sức Phật.
[Hộ Niệm]: Lâm Chung Tâm Không Điên Đảo Là Nhờ Sức Phật.

Trong Kinh A-di-đà: “Đức Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt người ấy, người ấy lúc mạng chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực-lạc của Đức Phật A-di-đà”.

Liên quan đến câu ‘Tâm không điên đảo’, xưa nay mọi người đều rất lo lắng, cho rằng: “Tôi làm sao có thể bảo đảm lúc lâm chung chắc chắn tâm không điên đảo? Cho dù chuyên tu Niệm Phật nhưng nhỡ bị tai nạn xe cộ hay bị xuất huyết não… thì làm sao có thể bảo đảm?”.

Chúng ta đừng hiểu lầm vấn đề này, ‘tâm không điên đảo’, ở đây chẳng phải là bạn có năng lực đạt được 'tâm không điên đảo' thì Phật mới đến tiếp dẫn, mà là lúc bạn sắp mạng chung, Đức Phật đến tiếp dẫn, sau đó bạn mới được 'tâm không điên đảo'.

Thứ tự văn kinh thế này:
- “Người ấy lúc sắp mạng chung”: sắp mạng chung chứ chưa phải mạng chung, vẫn còn hơi thở thoi thóp, mắt vẫn còn mở, lúc này Đức Phật A-di-đà đến; Đức Phật A-di-đà đến rồi!
- “Khi người ấy chết”: tức là người ấy đã mạng chung liền được ‘tâm không điên đảo’;
Bởi vì Đức Phật A-di-đà đến, là Ngài lập tức phóng ánh sáng lớn từ bi gia hộ bạn.
Cho nên, bản dịch của đại sư Huyền Trang có tựa đề là "Kinh xưng tán Tịnh độ Phật nhiếp thọ", chính là bản dịch khác của kinh A-di-đà.

Trong kinh nói: “Từ bi gia hộ khiến cho tâm không loạn”, đều là lòng từ bi của Đức Phật gia trì và bảo hộ bạn, khiến cho người Niệm Phật tâm không tán loạn, không dao động, không sợ hãi, tất cả đều là từ sức của Phật.

Trong kinh nói: “Người này nhờ thấy Ta cho nên tâm được hoan hỷ”. Chúng sinh một khi thấy Đức Phật A-di-đà thì đương nhiên liền hoan hỷ, đây là "chánh niệm hiện tiền", lập tức 'chuyển vọng niệm thành giác tâm', tự nhiên 'tâm không điên đảo'.
Đây là năng lực gia trì của Phật, chứ chẳng phải chúng ta có khả năng được tâm không điên đảo rồi Phật mới đến.

Chẳng phải Đức Phật nói: “Này! Nếu bạn chẳng được tâm không điên đảo thì Ta không đến”.
Phật biết lúc này bạn đang bị thống khổ bức bách, vô cùng trở ngại, cho nên Ngài càng phải cứu giúp bạn. Bình thường Ngài đã phóng vô lượng ánh sáng rực rỡ chiếu soi nhiếp thủ chúng ta, đến lúc này Ngài còn phóng thêm ánh sáng lớn, phóng ra tám vạn bốn nghìn ánh sáng để gia trì và hộ niệm chúng ta.

Cũng giống như người mẹ đối với con nhỏ, tuy ngày thường mẹ vẫn luôn chăm sóc và yêu quý con, nhưng nếu con lên cơn sốt thì người mẹ lại càng yêu quý và chăm sóc con chu đáo hơn muôn phần, đúng không?

Điều đó là đương nhiên!
- Lúc bình thường thân thể chúng ta khỏe mạnh, Phật vẫn luôn luôn bảo hộ chúng ta.
- Khi chúng ta sắp mạng chung, Đức Phật không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Ngài chỉ nói một điều: ‘lúc sắp mạng chung, nếu Tôi không cùng với đại chúng vây quanh hiện ở trước mặt người ấy thì Tôi không thành Chánh giác’.

Chỉ cần bạn muốn vãng sanh thì chẳng những Đức Phật A-di-đà đến, mà Ngài còn phái hai vị Bồ-tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng các đại Bồ-tát đều đến bên bạn, còn ai có thể dám xâm phạm bạn được? Cho nên nói ‘được bảo hộ’, sau đó nói ‘liền được vãng sanh’ nghĩa là lập tức vãng sanh về cõi nước Cực-lạc của Đức Phật A-di-đà.


Nam Mô A Di Đà Phật!
Trích: Chỉ nói Niệm Phật
Pháp sư Tịnh Tông